Trong ngành nhà hàng khách sạn, việc mặc đồng phục là đặc biệt quan trọng. Vậy, tại sao cần mặc đồng phục khi làm bếp? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây.

Lịch sử ra đời đồng phục bếp

Đối với nghề bếp, đồng phục khi làm bếp không chỉ là một bộ quần áo, mà còn là biểu tượng, thể hiện cho niềm kiêu hãnh, vai trò, tay nghề, và tất nhiên là cả những món ăn ngon.

Theo thời gian, đồng phục của đầu bếp ngày càng được thay đổi để trở nên có tính thẩm mỹ và phù hợp với thời đại hơn, song vẫn đảm bảo luôn được giữ nguyên những ý nghĩa này.

Kiểu đồng phục đầu bếp tiêu chuẩn mà chúng ta được thấy ngày nay được phác thảo bởi vị đầu bếp nổi tiếng thế giới người Pháp – Marie-Antoine Carême vào năm 1822.

Tại sao cần mặc đồng phục khi làm bếp?

Tại sao cần mặc đồng phục khi làm bếp?

Tuy nhiên, thời điểm này đồng phục tiêu chuẩn của đầu bếp vẫn chưa thật sự thịnh hành, mà phải mãi đến năm 1878 khi Angelica Uniform Group bắt đầu sản xuất hàng loạt và được Auguste Escoffier – người được mệnh danh là “vị vua của các đầu bếp, đầu bếp của các vị vua) tiêu chuẩn hóa thì bộ đồng phục đầu bếp mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi hơn.

Từ đó, mặc đồng phục cũng chính là một trong những quy chuẩn cơ bản thuộc hệ thống phân cấp trong bộ phận bếp do Auguste Escoffier phát triển.

Những chi tiết của đồng phục khi làm bếp

Mặc dù theo thời gian, thiết kế và kiểu dáng của đồng phục khi làm bếp đã được thay đổi ít nhiều để phù hợp với thời đại hơn, nhưng nhìn chung vẫn giữ nguyên các chi tiết gần giống với bản phác thảo ban đầu, bao gồm:

Áo đồng phục

Áo khoác đồng phục có nhiều tính năng khác nhau đóng góp vào chức năng và tính thực tế của tổng thể đồng phục. 

Áo khoác thường có thiết kế chồng hai lớp ở ngực vì nó tạo thêm một lớp bảo vệ khỏi nhiệt hoặc chất lỏng nóng. Áo thường được làm từ cotton 100% hoặc hỗn hợp vải polyester và cotton.

Áo đồng phục đầu bếp có màu trắng truyền thống giúp đầu bếp dễ nhận biết các vết bẩn hơn. 

Tại sao cần mặc đồng phục khi làm bếp?

Tại sao cần mặc đồng phục khi làm bếp?

Mũ đồng phục

Mũ đầu bếp truyền thống thường được gọi là “Toque Blanche” hoặc “Toque” là những chiếc mũ màu trắng, cao và có nếp. Nhìn vào chiếc mũ đồng phục, bạn có thể đánh giá tay nghề, địa vị, và đẳng cấp của một người đầu bếp dựa vào chiều cao của chiếc mũ. 

Theo đó, vị trí bếp trưởng điều hành sẽ đội chiếc mũ cao nhất, sau đó mới đến các vị trí khác và chiều cao của mũ cũng sẽ được giảm dần theo thứ tự cấp bậc.

Để thuận tiện nhất cho quá trình làm việc, ngày nay các đầu bếp đã không còn phải đội những chiếc mũ cao như vậy nữa. 

Hiện nay,  nhiều đầu bếp chọn những loại mũ đội đầu có thiết kế đơn giản hơn. Bao gồm

+ Beret (mũ nồi)

+ Skull cap (mũ hình trụ đơn thuần)

+ Toque (mũ xếp nếp hình ống trụ)

+ Flared toque (mũ vành tròn)

+ Chef wrap (khăn rằn)

Một số người thậm chí còn chọn mũ dùng một lần để bảo vệ đầu và sự an toàn của thực phẩm.

Quần đồng phục

Tương tự với áo khoác đồng phục của đầu bếp. Quần đầu bếp giúp ngăn chặn các chất bẩn từ quần áo mặc thường ngày dính vào thực phẩm. 

Quần đồng phục được thiết kế rộng rãi để hỗ trợ hoạt động di chuyển và làm việc. Chất liệu vải quần dày sẽ giúp giảm thiểu nguy hiểm do sự cố tràn nước nóng. 

Ngoài ra, theo truyền thống, quần đầu bếp vốn dĩ có thiết kế là những ô ca rô nhỏ màu đen trắng xen kẽ, mục đích là để che giấu các vết bẩn, nhưng đến ngày nay thì gần như tất cả mọi đầu bếp đều có xu hướng chọn quần tây trơn.

Tạp dề

Tạp dề vẫn là một chi tiết không thể thiếu trong bộ đồng phục đầu bếp, sẽ được mặc bên ngoài áo và thắt dưới phần eo. 

Với các đầu bếp mỗi ngày đều phải nấu ăn và thường xuyên tiếp xúc với bếp lửa, thì tạp dề sẽ giúp bảo vệ đầu bếp, đồng thời, giữ cho đồng phục luôn được sạch sẽ.

Giày

Vì tính chất công việc của đầu bếp sẽ phải đứng và di chuyển liên tục trong suốt nhiều giờ liền, do đó chìa khóa quan trọng nhất là giày phải vừa chân, thoải mái và có độ đàn hồi tốt.

Điều này sẽ giúp các đầu bếp có thể dễ dàng di chuyển và giảm bớt áp lực lên chân khi phải đứng trên sàn cứng nhiều giờ liền. Không nên chọn mang dép vì môi trường làm bếp thường xuyên tiếp xúc với đồ nóng, việc đi giày có thể che kín toàn bộ sẽ giúp đầu bếp bảo vệ an toàn cho đôi chân của mình hơn. 

Đồng phục khi làm bếp có ý nghĩa gì?

Đầu tiên, may đồng phục bếp cũng giống như may đồng phục lễ tân, đồng phục tạp vụ, mục đích chính là để phân biệt các bộ phận khác nhau trong nhà hàng và tạo nên sự thống nhất cho các đầu bếp cùng làm việc trong một nhà bếp.

Tại sao cần mặc đồng phục khi làm bếp?

Tại sao cần mặc đồng phục khi làm bếp?

Bên cạnh đó, đồng phục khi làm bếp sẽ giúp nhà hàng khoác lên mình một vẻ chuyên nghiệp và lịch sự khiến thực khách có ngay ấn tượng tốt về nhà hàng và sẽ quay lại thêm nhiều lần nữa.

Có thể chọn nhiều màu sắc khác nhau cho bộ đồng phục bếp để tạo nên chất riêng của mỗi nhà hàng chứ không nhất thiết phải chọn màu trắng truyền thống. 

Kết luận

Gọi ngay cho ĐỒNG PHỤC MỘC để được tư vấn thiết kế, cung cấp đồng phục khi làm bếp cho khách sạn, nhà hàng của bạn những mẫu đồng phục phong cách riêng, chất lượng tốt nhất!

———————————————————————

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THỜI TRANG MỘC

Địa chỉ: 11A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 090 304 9086
Email: company@dongphucmoc.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *